Y Học Thường Thức
































Xin Quí vị vào các link dưới đây để đọc những tài liệu quí giá về Y Học Thường Thức:

Tự Điển Y Khoa

Thuốc Tiên  chữa bệnh ‘GAI CỘT SỐNG’
 
Tôi có một ông bạn già bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm. bác sĩ lắc đầu không chữa
được nữa, ông coi như vô phương khỏi bệnh. Tình cờ một hôm ông nói chuyện này với một người bạn ở VN. Ông bạn này bèn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, xưa nay ai uống cũng khỏi. Ông bạn đã làm theo đúng lời chỉ dẫn, và chỉ uống có hai tuần lễ là hoàn toàn hết bệnh. Bác sĩ Mỹ coi lại cột sống và đã công nhận đây là một phép lạ. Tôi xin chép ra đây toa thuốc thần dược này, những ai đã tuyệt vọng về thuốc tây, hãy thử uống xem, có mất mát gì đâu, vì nó chỉ là một ly nước giải khát.
 
  1. Bạn hãy tới hiệu bán thuốc bắc, hỏi mua HẠT ĐƯỜI  ƯƠI  (đó là cái hạt các xe bán nước đá ở Saigon năm xưa ưa bán chung với hạt é và nước đá)
  2. Về nhà lựa ra những trái mầu còn mẩy và vàng vàng, giống như mầu hạt giẻ, và chỉ dùng những hạt này mà thôi , nhớ bỏ đi những hạt đã có mầu xỉn, màu đen.
  3. Mỗi ngày dùng chừng 20 hạt.  
  4. Đun nước sôi, để nguội dần, khi nước còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm. Ngâm chừng 2 giờ.
  5. Sau 2 giờ ngâm, lấy ra bóc bỏ, bỏ hạt, bỏ những gân sơ, chỉ lấy thịt của trái này, giống như cùi trái nhãn.
  6. Bỏ những cùi này vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn cùi.
 
Bạn tôi đã uống như vậy trong 2 tuần lễ là hết bệnh gai xương sống hoàn toàn.
Bạn mua chừng 10 đô la, tại các hiệu bán thuốc bắc, cứ hỏi ‘hạt đươi ươi’. Tôi không biết tên tiếng Tàu là gì, ở Saigon xưa vẫn gọi là ‘hạt đười ươi’.
 
Kính chúc bạn khỏi bệnh.
 
TRÀ LŨ
--------------------------------------






Bệnh nấc cụt, bài thuốc lạ kỳ (  TRỊ BỆNH NHƯ THẦN )

     Khi không tôi mắc chứng ( Nấc  cụt ) ngày đầu  thì bị sơ sơ , qua ngày thứ 2  bị dày hơn , được trị nhiều cách theo kiểu nhân gian nhưng vẫn  không bớt ,  qua ngày thứ 3   thì liên tục , không ăn được , không nằm được , rất khó chịu và rất mệt , tôi đi khám bác sỹ , BS , không nói tại sao , chỉ cho toa mua thuốc ,  uống  không hết mà nặng thêm lên   .
  Thằng cu Tâm con người bạn  bên xóm chạy qua đánh bi với cu út nhà tôi , thấy tôi ngối trên ghế xếp ôm đầu pháo liên tục , cu Tâm nói :
   - A ! Bác bị bệnh nác cụt rồi , bác uống chi chưa  , nếu chưa con về lấy qua cho bác  uống hết liền tức khắc .
   Tôi nói  :
- Bác uông thuốc tây nhưng  không bớt .
 Cu Tâm đâm đầu chạy về nhà , một lát chạy qua lại , dưa cho tôi một cục GỪNG tuơi bằng ngón tay cái , và một ít MẬT ONG đựng trong  tách  uống trà ( tách nầy lớn hơn ngón chân cái ) , bão tôi nhai  cục GỪNG  , trước khi nuốt thì uống tý mật ông   cùng lúc  , tôi nhai Tâm đứng nhìn , nuốt  gừng và mật ong vào  không biết đã tới  bao tữ chưa nhưng nó dụi lại ngay và hết liền sau khi tôi uống chút nước trà tráng chén mật ong .
 Thằng Tâm vỗ tay reo ,
 - Con nói rồi hết ngay liền mà .
Tôi hỏi tại sao con biết cách nầy ;
 - Ông nội con thường hay bị như bác , nhà con lúc nào cũng có sẵn hai thư nầy cho ông con uống .
 Như vậy là một cục GỪNG sống nhai nuốt với một muổng canh MẬT ONG . Hiện tại thĩnh thoãng tôi cũng bị lại , nên trong nhà lúc nào cũng trữ hai  thứ thần dược trên .
 Ngôn Nguyễn













Ðường Hóa Học và Diet Soda, Giết Người Không Gươm Dao
Chu tất Tiến  (Phỏng dịch theo một bài viết trên Internet)  

Tháng 10 năm 2001, em gái tôi bắt đầu trở bệnh.  Cô ấy bị những chứng co giật trong bao tử và cảm thấy đi đứng rất khó khăn.  Mỗi lần bước ra khỏi giường, cô ấy đã phải cố gắng lắm mới nhấc mình lên được vì đau đớn.  Ðến tháng 3 năm 2002, em tôi đã phải trải qua nhiều lần lấy mẫu nội tạng ra thử nghiệm đồng thời phải uống cả tá thuốc mỗi ngay`.  Các bác sĩ không thể định bệnh được.  Em tôi đau đớn quá chừng va` biết rằng mình sắp chết vì không ai tìm ra phương pháp chữa bệnh. Ðể chắc chắn rằng những đứa con mình được săn sóc đầy đủ sau khi cô qua đời, em tôi để tên đứa con gái lớn vào tất cả các trương mục ngân hang, nhà cửa, bảo hiểm nhân thọ của mình.  Nhưng truớc khi qua đời, cô ấy muốn lam` một chuyến du lịch cuối cùng qua Florida trong chiếc xe lăn của cô ấy vào ngày 22 tháng 3 năm ấy. Vào ngày 19 tháng 3, tôi gọi đến cô để xem kết quả định bệnh ra sao, em tôi cho biết bác sĩ không tìm ra nguyên nhân gì, chỉ biết rằng cô ấy bị triệu chứng co giật bắp thịt liên tục.   Tôi chợt nhớ lại một người bạn tôi, một luật sư, đã từng điện thư hỏi tôi xem em gái tôi có hay uống "diet soda" (nước ngọt dành cho người ăn kiêng) hay không, tôi vội điện thoại hỏi em ngay thì được biết cô vẫn uống loại nước này thường xuyên.  Thực tế, lúc ấy, em tôi đang sắp mở một chai nước ngọt khác để uống.  Vội vàng, tôi nói em tôi ngừng ngay lập tức, không được uống thứ nước ấy nữa, rồi sau đó, tôi chuyển bức điện thư của người bạn tôi cho cô ấy đọc. Chỉ trong khoảng 32 tiếng đồng hồ sau, em tôi gọi điện thoại cho tôi biết cô ấy đã ngừng uống loại nước dành cho người ăn kiêng ấy từ lúc đó, và giờ đây, em tôi đã có thể đi đứng được một mình! Những cơn đau co giật đã ngừng.  Mặc dầu, cô chưa hết triệu chứng 100% nhưng cô đã cảm thấy nhiều phần khỏe hơn.  Cô em tôi cho biết cô sẽ đến bác sĩ, đưa cho ông ấy xem bức điện thư này và sẽ gọi tôi khi về đến nhà. Thật là kinh ngạc!  Vị bác sĩ ấy đã gọi điện thoại cho tất cả những bệnh nhân co giật của ông và khám phá thấy rằng hầu như tất cả đều có uống "Diet Soda" hoặc các chất có đường nhân tạo đủ loại... Nói vắn tắt lại, cô em tôi đã bị đầu độc bởi "Aspartame", một hợp chất đường hóa học, trong các chai nước uống dành cho người ăn kiêng, và chút nữa thì đã ra nguời thiên cổ... Khi cô đến Floria vào ngày 22 tháng 3, tất cả việc điều trị của cô chỉ là uống một viên thuốc trị bệnh ngộ độc vì đường hóa học.  Em tôi, sau đó, đã hoàn toàn bình phục, giã từ chiếc xe lăn cọc cạch... Như vậy, chúng ta đừng bao giờ nghĩ đến việc ăn hay uống những loại thực phẩm, nước uống có chữ "Sugar Free" (Không có chất dường) trên nhãn hiệu.   Bản thân tôi, đã liên tục thuyết trình trong các cuộc hội thảo về đề tài "Aspartame" được viết dưới dạng "NutraSweet", "Equal", hay "Spoonful".. Trong cuộc hội thảo của Tổ Chức An Bình Thế Giới (EPA) mới đây, khi nghe một bản thông báo là số người bị các chứng "multiple sclerosis" (co giật) va "lupus" (lở da) đã gia tăng một cách đáng ngại mà người ta lại không tìm ra được nguyên nhân gì hay độc chất gì đã gây ra triệu chứng này, tôi đã đứng dậy, phát biểu ngay rằng: Khi nhiệt độ của những chất ngọt này tăng lên đến 86 độ F, chất "alcohol" (phân tử ruợu) trong Aspartame (đường hóa học) phân hóa thà nh "formaldehyde" (chất hơi không mùi) rồi biến thà nh "Formic acid", sau đó thành "Metabolic Acidosis".  Chất "Formic acid" là chất độc được tìm thấy trong ngòi chích của con kiến lửa. Chất độc loại "Methanol" này đã bắt chước, trong các điều kiện khác nhau, và tạo ra sự rung giật bắp thịt hay sự lở da. Rất nhiều người đã bị định bệnh sai lầm.  Mặc dầu sự rung giật bắp thịt không dẫn đến tử vong, nhưng chất độc loại "Methanol" thì gây ra việc đó.  Sự lở da một cách có hệ thống đã trở thành hung ác cũng y như sự rung giật bắp thịt, đặc biệt với những người từng uống nhiều "loong" có chữ "Diet" (ăn kiêng).  Những người uống nhiều loại này không biết rằng đường hóa học là thủ phạm gây ra các bệnh trên.  Họ cứ uống tràn, cho đến khi trở thành người hấp hối.  Nhưng chúng tôi cũng đã từng chứng kiến nhiều người tưởng đã "ngoẻo" nhưng lại hết ngay triệu chứng, một khi ngưng dùng các loại thực phẩm ăn kiêng như thế. .... Các chai nước uống có chữ "diet soda", thực ra, không phải loại ăn kiêng.  Ðó chỉ là một chất hóa học được biến cải, một loại muối nhiều (multiple sodium), và chất "Aspartame" (đường hóa học) trữ một loại sản phẩm khiến ta thèm chất "carbohydrates".  Việc này cũng giống hệt như là việc chúng ta tự tăng thêm kí lô vậy! Những sản phẩm này chứa chất "Formaldehyde" (chất hơi không mùi), là chất nằm trong các tế bào mỡ, đặc biệt ở háng và ở đùi.  Chất hơi không mùi thực sự là một chất độc và chuyên dùng trong việc bảo quản các mẫu sinh học.... ....Hiện nay có trên 5000 sản phẩm bán ngoài thị trường có chứa những chất độc loại này và sẽ có hàng ngàn loại khác sắp ra đời... Báo New York Time đã đưa vấn đề này ra mặt báo... Thượng nghị Sĩ Howard Metzenbaum đã viết một dự luật đề nghị là phải có một lời cảnh báo được in trên các nhãn hiệu của các sản phẩm có chứa chất "Aspartame", đặc biệt lưu ý các người mang thai, thiếu niên và trẻ em.  Dự luật cũng đòi hỏi phải có những cơ sở độc lập nghiên cứu về những nguy hiểm và trở ngại trong các sản phẩm có sự hiện diện của các chất này gây ra các chứng co giật, thay đổi trong não bộ và hệ thần kinh, cùng các biến chứng về tính cách.  Dự luật này bị dìm chết... Chúng ta đều biết rằng các cơ sở chế tạo chất hóa học và thuốc men là những thế lực "chạy chọt hậu trường" rất mạnh...   Methodist. Leading Medicine. Ranked No. 8 on FORTUNE magazine's list of the "100 Best Companies to Work For" in 2009
.












BỆNH XỐP XƯƠNG











Bác sĩ Nguyễn Văn Đức


Nhờ những tiến bộ cuả y học, tuổi thọ chúng ta ngày càng tăng. Cao tuổi, chúng ta dễ gãy xương. Một trong những yếu tố quan trọng khiến ta hay gãy xương khi có tuổi là bệnh xốp xương.

Bệnh xốp xương, hay rỗng xương (osteoporosis), khiến xương yếu dần, trở nên mềm, dễ gãy. 20 triệu người ở Mỹ hiện mang bệnh xốp xương. Nhiều vị thành tàn phế, phải trông nhờ vào sự chăm sóc của người khác. Ở Việt Nam ta, hình ảnh của bệnh cũng đã đi vào ca dao:
"Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng"

Bệnh xảy ra cho phụ nữ nhiều hơn đàn ông.

Thời gian gần đây, nhiều khám phá mới đưa đến những hiểu biết cặn kẽ hơn về căn bệnh, đồng thời, những phương pháp định bệnh chính xác, nhiều cách chữa trị hữu hiệu lần lượt ra đời, giúp các bác sĩ có thêm phương tiện định bệnh, trong tay thêm nhiều vũ khí chiến đấu chống căn bệnh.

Mỗi xương gồm có vỏ bên ngoài, bao bọc một lòng bên trong. Lòng xương bình thường đặc và chắc. Bệnh xốp xương do một số các chất trong lòng xương mất đi dần theo thời gian, khiến xương không còn đặc, chắc như trước. Đây là hiện tượng mất xương (bone loss) theo thời gian khi ta có tuổi.

Đời là một tiến trình vừa phá hoại, vừa xây dựng. Xương là nơi thể hiện triết lý này triệt để nhất. Trong suốt cuộc đời ba vạn chín nghìn ngày của chúng ta, luôn luôn trong xương lúc nào cũng có tiến trình phá xương cũ, tạo xương mới. Công tác phá xương cũ được trao cho các tế bào có tên gọi "osteoclast". Công tác tạo xương mới do các tế bào có tên "osteoblast" đảm nhiệm. Tên chúng giống nhau, chỉ khác có chữ c và b ở giữa (c là cắn cấu, b là bồi bổ).

Thời gian không những gặm nhấm tâm hồn ta, còn gặm dần xương ta. Cho đến khoảng tuổi giữa 30 vào 40, xương vẫn tiếp tục phát triển, nên ta tạo xương nhiều hơn mất xương. Sau đó, tới một giai đoạn cân bằng, xương tạo ra do các tế bào "osteoblast" cân bằng với xương lấy mất đi bởi các tế bào "osteoclast". Chỗ nào trong xương bị các tế bào osteoclast cắn phá, chỗ ấy lập tức được các tế bào osteoblast chạy tới bồi đắp những xương mới. Rồi khi về già, ít nhiều, chúng ta đều mất xương dần, do xương cũ bị phá đi, song xương mới không tạo ra kịp để trám các chỗ hổng trong xương, nơi những xương cũ không còn. Ai mất xương nhiều quá, sẽ bị bệnh xốp xương.

Đặc biệt, phụ nữ, sau khi mãn kinh, cùng với những thay đổi khác của cơ thể gây do mãn kinh, như hay bị những cơn hừng nóng mặt (hot flashes), khó ngủ, buồn sầu, ngứa ngáy âm đạo, đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, ..., người phụ nữ cũng bị mất xương nhanh chóng. Do buồng trứng nghỉ làm việc, không còn tiết đủ chất kích thích tố nữ estrogen cần cho cơ thể như xưa. Estrogen có tác dụng cân bằng sự phá xương và sự tạo xương. Thiếu estrogen, các tế bào osteoclast gia tăng hoạt động, cắn phá, tạo những lỗ hổng trong xương, trước con mắt bất lực của các tế bào osteoblast. Lâu dần, lòng xương không còn đặc, chắc như trước, và xương trở nên xốp rỗng, mềm, dễ gãy.

Như vậy, chất kích thích tố nữ estrogen là lính canh cửa cần mẫn, ngăn không cho thời gian ăn cắp mất xương của người phụ nữ. Trong khoảng tuổi 45 đến 55, người phụ nữ kinh, chất estrogen đột ngột giảm đi trong cơ thể, trộm thời gian tha hồ tung hoành. Có vị mất đến 25% độ đặc của xương (bone density), chỉ trong vòng 5-7 năm sau khi mãn kinh.

Ai dễ bị bệnh xốp xương?

Nhiều yếu tố khiến tình bạn giữa ta và xương dễ mất, xương bỏ ta ra đi:
- Tuổi tác: càng cao tuổi, ta càng mất xương dần. Nếu xương mất nhiều quá, sẽ đưa đến bệnh xốp xương.
- Phụ nữ: trong 100 trường hợp bệnh xốp xương, 80 người là phụ nữ.
- Gia đình có người gãy xương do bệnh xốp xương (nhất là gãy xương hông ở mẹ).
- Người lớn đã từng gãy xương, nhất là ở những nơi hay bị bệnh xốp xương như xương sống, xương hông, xương cổ tay.
- Mãn kinh sớm (trước tuổi 45).
- Người cả đời ít dùng chất calcium và sinh tố D.
- Đời sống ít hoạt động, ít thể dục thể thao.
- Hút thuốc lá.
- Uống rượu nhiều quá.
- Người gầy, nhẹ cân.

Ngoài ra, những người mang bệnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism) hoặc dùng thuốc steroid lâu ngày cũng dễ bị xốp xương.

Triệu chứng

Xốp xương là một căn bệnh khởi đầu thầm lặng. Nó lặng lẽ ở với nhiều người qua những năm tháng, cho tới khi người ấy đột nhiên bị gãy xương.

Khi xương sống (spine) đã trở thành mềm và yếu do mất xương nhiều quá, nó cứ gãy dần, từ từ, ít một. Có khi chỉ cần ho một tiếng, hoặc cúi xuống bế cháu đang khóc, cũng đủ khiến xương sống gãy thêm một chút. Lâu ngày, xương sống gãy đã nhiều lần, mà ta không hay biết, sẽ ngắn dần, làm người thấp đi. Nhiều người thấy quần mình tự nhiên sao dài hơn trước, hoặc quần áo vẫn mặc nay hơi kỳ kỳ, không còn thực vừa ý. Sau cùng, một ngày kia, họ bắt đầu thấy đau, lưng còng đi, rồi đi lại khó khăn. Đi chợ trời mưa hay té ngã.

Té ngã như vậy lại gây gãy xương ở những chỗ khác, những xương đã mềm sẵn, mỏng mảnh như pha-lê. Có người chỉ va tay vào cạnh bàn, đã gãy cổ tay. Gãy xương cổ tay gây trở ngại biết bao cho những công việc hàng ngày, ngay cả với những công việc giản dị nhất. Giặt giũ, cơm nước, mặc quần áo, may vá, làm vườn, đi chợ, trông cháu, ..., đều đòi hỏi một xương cổ tay mạnh và khéo léo.

Có người gãy xương hông (hip), dù chỉ ngã rất nhẹ. Gãy xương hông đưa đến chết người, sống được cũng khổ lắm. Hơn một nửa số người sống sót sau khi gãy xương hông vào nhà dưỡng lão, hoặc phải nhờ người giúp khi đi lại.

Định bệnh

Xốp xương là căn bệnh thầm lặng, việc truy tìm căn bệnh trong giai đoạn sớm của nó không dễ. Gần đây, với những hiểu biết mới, việc truy tìm căn bệnh không còn khó.

Bác sĩ sẽ nghi bạn mang bệnh xốp xương "osteoporosis" nếu bạn hay đau lưng, nay thấp nhỏ đi, lưng còng hơn trước theo gánh nặng thời gian, hoặc bạn bị gãy xương, đặc biệt tại nơi dễ bị bệnh xốp xương (như xương sống, xương hông, xương cổ tay). Nhất là bạn lại có những yếu tố dễ đưa đến bệnh xốp xương kể trên.
Nghi là một chuyện, nhưng bạn có thực sự bị bệnh xốp xương hay không, chúng ta cần hỏi ý kiến của máy đo độ đặc xương (bone densitometry), vì nó có thể cho biết thực sự ta đã mất đến bao nhiêu xương. Có nhiều cách để đo độ đặc xương. Cách đo bằng máy có tên "dual energy X-ray absorptometry", viết tắt DXA, hiện được xem là cách đo độ đặc xương hữu dụng nhất.

Máy đo DXA cho kết quả nhanh chóng, chính xác, lại phóng ra chất phóng xạ tối thiểu, nên không gây hại cho người được đo xương. Máy có thể đo độ đặc của bất cứ xương nào trong cơ thể, nhưng thường được dùng để đo xương sống, xương hông, những xương hay bị bệnh xốp xương tấn công. Máy hoạt động nhanh chóng, trong vòng 5-10 phút là xong, bạn không phải nằm lâu mỏi lưng.

So với các trị số độ đặc xương của một phụ nữ bình thường trước tuổi mãn kinh, nếu máy đo cho thấy độ đặc xương của bạn trong khoảng 1 đến 2.5 dưới các trị số bình thường của phụ nữ trước tuổi mãn kinh ấy, xương của bạn đã bị mất đi ít nhiều rồi đấy. Nếu máy đo DXA cho thấy các trị số độ đặc xương của bạn còn tệ hơn thế, tức dưới 2.5, bạn quả thực đã bị bệnh xốp xương, với triển vọng bị gãy xương rất cao.

Vẫn còn một ít bàn cãi về những trường hợp nào cần dùng đến máy đo độ đặc xương DXA. Nên "Đo Xương Ai"? Ai sau tuổi mãn kinh cũng cần được đo xương chăng?

- Các vị phụ nữ 65 tuổi trở lên nên được đo độ đặc xương. (Vì vậy, Medicare cho các vị phụ nữ 65 trở lên đo dộ đặc xương mỗi 2 năm.)

- Các phụ nữ đã mãn kinh dưới 65 tuổi, song trước từng gãy xương, hoặc nhẹ cân, đang dùng thuốc steroid (như Prednisone), hút thuốc lá, uống rượu nhiều, mang bệnh viêm khớp rheumatoid (rheumatoid arthritis), có phim chụp (X-ray) cho thấy xương trông mỏng (osteopenia), hoặc có bố, mẹ từng gãy xương hông, cũng nên đo độ đặc xương.

- Nói chung, đo độ đặc xương không cần thiết trước tuổi mãn kinh (mãn kinh tự nhiên, hoặc do đã cắt buồng trứng). Tuy vậy, nên nghĩ đến việc đo độ đặc xương cho những người đang mang những bệnh, hoặc dùng những thuốc khiến xương dễ bị mất, dù họ chưa mãn kinh.

Chữa trị bằng thuốc

Trong xương lúc nào cũng có tiến trình phá xương cũ, tạo xương mới. Khi có sự bất quân bình, phá xương nhiều hơn tạo xương, xương mất nhiều quá, bệnh xốp xương xảy ra.

Ở Mỹ, hiện có 4 nhóm thuốc thường được dùng để chữa bệnh xốp xương: bisphosphonates, calcitonin, Evista, estrogen. Cả 4 thuốc đều có tác dụng ngăn cản sự phá xương.

1. Nhóm thuốc bisphosphonates:
Gồm các thuốc Fosamax, Actonel, Atelvia, Boniva, uống hàng ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng một lần tùy thuốc.

Các thuốc bisphosphonates giúp tạo xương mới, bớt mất xương cũ, nên dùng để chữa và ngừa xốp xương. Hiện đây là những thuốc chính để chữa căn bệnh.
Thuốc uống vào sáng sớm lúc mới thức, với một ly nước đầy, trước khi ăn sáng, trước khi uống các thuốc khác ít nhất 30-60 phút. (Trừ thuốc Atelvia lại uống ngay sau bữa sáng.) Sau đó, không nên đi nằm lại, mà ngồi thẳng, đứng hoặc đi, để thuốc dễ xuống bao tử. Nếu thuốc kẹt lại tại thực quản (ống dẫn thức ăn xuống bao tử), nó có thể làm lở thực quản đâm phiền. Nó cũng không muốn ta ăn, uống gì cả trong vòng 30-60 phút sau khi dùng nó, vì thức ăn, ngay cả cà-phê và nước trái cây, làm giảm sự hấp thụ nó trong ruột. Uống nước thì được.
Thuốc có thể gây nóng ngực, viêm thực quản (esophagitis), đau bụng, tiêu chảy, hoặc các triệu chứng tiêu hóa khó chịu khác.

Gần đây còn có hai thuốc Reclast, Zometa (truyền tĩnh mạch một năm một lần trong 15 phút). Thuốc mới nên rất đắt (trên 1.000 Mỹ-kim một mũi thuốc), và nếu dùng thuốc lâu dài nhiều năm có nguy hại gì cho cơ thể ta không, điều này chưa được biết rõ.

2. Thuốc Evista:
Evista (raloxifene) dùng với chỉ định để chữa và ngừa xốp xương cho các phụ nữ đã mãn kinh. Thuốc có tác dụng rất tương tự với chất estrogen, nhưng không làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, bệnh tim mạch nếu dùng về lâu về dài như estrogen.
Giống chất estrogen, thuốc Evista ngăn sự phá xương. Ở các phụ nữ mãn kinh chưa bị xốp xương, thuốc Evista giúp ngăn sự mất xương tại tất cả các xương của cơ thể. Khác với các thuốc chứa chất estrogen, thuốc Evista không gây đau vú, hoặc ra kinh lại. Trong vòng vài tháng đầu mới dùng thuốc, Evista có thể gây những cơn hừng nóng mặt nhẹ (hot flashes). Thuốc Evista uống mỗi ngày.
So với các thuốc thuộc nhóm bisphosphonates, Evista tác dụng kém hơn.

3. Thuốc calcitonin:
Thuốc calcitonin, từ lâu đã được dùng để chữa xốp xương dưới dạng chích bắp thịt và chích dưới da. Như thế thì đau và bất tiện lắm, nên calcitonin không nổi tiếng. Gần đây, nhà thuốc đổi chiến thuật, chế thành thuốc xịt mũi cho tiện, lấy tên Miacalcin. Một xịt vào một bên mũi mỗi ngày, nay mũi phải, mai mũi trái.

Kiên nhẫn dùng, thuốc xịt Miacalcin cũng làm tăng độ đặc của xương và làm giảm gãy xương. Tuy vậy, so với các thuốc bisphosphonates, tác dụng của Miacalcin, trong việc tạo thêm xương mới, ngừa gãy xương, không mạnh bằng.
Thuốc xịt mũi Miacalcin ít gây phản ứng, nếu có, mũi bị khô, khó chịu tí tỉnh, hoặc thỉnh thoảng hắt xì.

4. Estrogen:
Chất estrogen có tác dụng chữa và ngừa xốp xương rất tốt, tuy nhiên, nay không còn được sử dụng nhiều để ngừa và chữa xốp xương như trước, vì về lâu về dài, estrogen có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, bệnh tim mạch.
Các thuốc chứa chất estrogen trên thị trường rất nhiều (Premarin, Ogen, Estrace, Menast, Estratab, Gynodiol, Ortho-Prefest, Activella, femhrt, Premphase, Prempro, ...), nay thường chỉ được dùng để chữa các triệu chứng gây do mãn kinh như hừng nóng mặt, khó ngủ, buồn sầu, khô ngứa âm đạo, đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, ...

Một số vị phụ nữ không hợp với các thuốc chữa xốp xương khác, nên đành dùng estrogen để chữa bệnh vậy.

Những cách chữa không thuốc

Chữa bệnh xốp xương, không phải chỉ sử dụng một trong những thuốc kể trên là xong, chúng ta còn cần ăn uống đầy đủ, không thiếu calcium và sinh tố D trong người, vận động thường xuyên, ngưng hút thuốc lá, và nếu có thể, bỏ bớt những thuốc đang dùng có thể gây rỗng xương thêm.

Việc ăn uống mỗi ngày cần đầy đủ để cơ thể khỏi suy dinh dưỡng. Cùng với ăn uống, mỗi ngày ta cần 1200 mg calcium (từ các nguồn thực phẩm hoặc từ viên calcium uống vào) và 800 đơn vị (International Unit) sinh tố D. Ngoài thị trường hiện có nhiều viên thuốc vừa chứa cả calcium lẫn sinh tố D như Os-Cal with vit D.

Việc vận động rất quan trọng. Ở phụ nữ có tuổi, người ta thấy vận động giúp duy trì hoặc làm tăng độ đặc của xương, giảm nguy cơ gãy xương hông. Vận động không những khiến xương chắc, các bắp thịt ta cũng dẻo dai, mạnh mẽ, những yếu tố ngừa té ngã. Các thể dục đặt sức nặng của cơ thể trên xương, như đi bộ, đều tốt. Đi bộ ít nhất 3 lần một tuần, ít nhất 30 phút mỗi lần. Nên tập thói quen vận động, và chọn môn thể dục nào chúng ta ưa thích để vận động được thường xuyên và lâu dài, vì ngưng vận động, các lợi ích của vận động trên xương sẽ mau chóng mất.

Thuốc lá độc cho xương, như độc cho nhiều cơ quan khác, khiến xương rỗng nhanh hơn, người hút thuốc lá cần bỏ hút.

Một số thuốc dùng lâu ngày có thể làm xương thêm xốp, rỗng, như các thuốc Prednisone, Nexium, Omeprazole, nếu có thể, chúng ta nên ngưng. (Nhiều vị uống các thuốc bao tử Nexium, Omeprazole năm này sang năm khác vì thói quen hơn là cần thiết phải uống, đi khám bác sĩ, bác sĩ cứ thế tiếp tục cho, không buồn thẩm định lại để xem người bệnh còn cần thuốc này hay không, và cũng không hướng dẫn cho người bệnh biết tác dụng phụ có thể làm rỗng xương, gãy xương của thuốc nếu dùng thuốc quá lâu.)

Bài kỳ sau, chúng ta sẽ bàn đến những phương cách ngừa bệnh xốp xương ngay từ khi còn trẻ và tránh gãy xương khi có tuổi 





















































































































































































































































































































































































Thực phẩm giảm đau đầu gối




































Do mắc bệnh viêm khớp xương mãn tính, nhiều người bị đau và đơ cứng ở đầu gối. Các phương pháp điều trị thường gồm năng tập thể dục, giảm cân thừa, tiêm steroid hoặc thậm chí phẫu thuật. Các chuyên gia cũng cho biết, bạn có thể cải thiện chứng đau khớp gối qua 3 loại thực phẩm sau:
Đậu nành: Những người bị đau đầu gối cho biết họ cảm thấy dễ chịu và ít dùng thuốc giảm đau hơn sau khi bổ sung protein từ đậu nành mỗi ngày trong suốt 3 tháng, tạp chí Reader’s Digest dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học bang Oklahoma. Đó là do đậu nành giàu isoflavone, một loại hormone có đặc tính chống viêm sưng. Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Bahram H.Arjmandi, cho biết các tình nguyện viên đã bổ sung 40g protein từ đậu nành mỗi ngày. 

Trái cây: Một cuộc nghiên cứu ở 293 người Úc cho kết quả, ăn nhiều trái cây giúp giảm nguy cơ bị thương tổn ở tủy xương, vốn là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm khớp xương đầu gối cũng như chứng đau nhức trở nặng. Nhiều loại hoa quả cung cấp nhiều vitamin C được xem tốt cho người bị đau khớp đầu gối. Đó là quả kiwi, cam, xoài, bưởi và đu đủ. Các chuyên gia cho rằng, chính vitamin C trong các loại hoa quả này có tác dụng bảo vệ khớp gối.

Cá: Theo nhiều cuộc khảo sát, cá và dầu cá giúp giảm đau, đơ cứng viêm khớp xương cổ tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân. Và mới đây, một cuộc nghiên cứu khẳng định, a-xít béo omega-3 trong cá có thể ngăn chặn không chỉ các loại hóa chất gây viêm sưng ở bệnh nhân viêm khớp xương mãn tính mà còn loại bỏ protein được cho là bào mòn sụn. Ăn hai khẩu phần cá chứa nhiều dầu (như cá hồi, cá thu) hằng tuần hoặc uống một viên dầu cá chứa 1g a-xít béo omega-3 mỗi ngày, theo chuyên gia dinh dưỡng Artemis P.Simopoulos. 












































Quả bơ rất tốt cho sức khỏe


 
Ngoài ra, trái bơ còn là một loại thực phẩm có thể chữa trị những biểu hiện của bệnh tim có liên quan đến mức cholesterol.
Một thời gian dài trước đây, nhiều người đã được khuyến cáo là không nên ăn bơ vì nó giàu chất béo và chứa nhiều calorie. Trong khi, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất béo cao chứa trong trái bơ là chất béo không bão hòa dạng đơn thể (monounsaturated fat) rất có ích trong việc cải thiện sức khỏe. Cụ thể, khi dùng bơ thường xuyên sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau:
 

Lợi ích về mặt dinh dưỡng
Các loại axít béo không bão hòa dạng đơn thể trong quả bơ giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài những loại axít béo có ích, trái bơ còn chứa hàm lượng kali cao. Bên cạnh đó, nó chứa các loại quan trọng khác như sắt, đồng, magiê và phốt pho. Trái bơ còn có nhiều loại vitamine như vitamine A, nhóm vitamine B, axít folic, vitamine C, vitamine E và can-xi. Trái bơ còn là nguồn giàu chất xơ, ít chất đường và tinh bột, là loại thực phẩm lý tưởng cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
 
Lợi ích về sức khỏe
- Giúp điều chỉnh huyết áp: Với hàm lượng cao axít folic và kali có trong trái bơ sẽ giúp điều chỉnh huyết áp và chống đột quỵ, cũng như ngăn ngừa những vấn đề về tim và các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Giảm cholesterol gây hại: Thành phần axít oleic và linoleic chứa trong trái bơ có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và gia tăng lượng cholesterol có ích cho cơ thể.
- Trị loét bao tử: Bơ giúp làm dịu phần bề ngoài nhạy cảm, niêm mạc của bao tử và tá tràng, do vậy sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả các vết loét.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Việc dùng bơ thường xuyên có tác dụng duy trì tình trạng khỏe khoắn và tăng cường hệ miễn dịch.
- Thị giác: Các chất antioxidants chứa trong trái bơ giúp trung hòa các gốc tự do, phòng tránh các bệnh về mắt, như bệnh loạn thị, bệnh tăng nhãn áp và bệnh đục thủy tinh thể.
- Giúp hơi thở thơm tho: Các thành phần trong trái bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột.
- Ngăn ngừa sạn thận: Chất kali chứa nhiều trong trái bơ giúp làm giảm lượng can-xi bài tiết qua đường nước tiểu, nhờ thế sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh sạn thận..
- Giúp thai nhi phát triển: Thành phần axít folic trong trái bơ đóng vai trò có ích và quan trọng cho quá trình phát triển các mô mạnh khỏe của bào thai.
- Ngăn ngừa tình trạng nôn ói ở thai phụ: Vitamine B6 có trong trái bơ có thể giúp làm dịu cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bao tử của chị em trong suốt thời gian thai nghén.
- Phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt: Chất phytonutrient có trong trái bơ có tác dụng ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt.
- Tăng cường độ khỏe khoắn của hệ thần kinh và cơ bắp: Lượng kali chứa trong trái bơ giúp cân bằng các chất điện phân, giúp các cơ bắp hoạt động hiệu quả, đồng thời còn giúp tăng cường năng lượng cho hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Ngăn ngừa bệnh vẩy nến: Theo các chuyên gia, chất dầu có trong trái bơ rất có ích trong việc điều trị các chứng bệnh về da như bệnh vẩy nến và chứng khô da.
Theo Phụ nữ/Suite 101


Những loại thực phẩm ngon nhưng… độc hại !

Ăn là một trong những "thú vui" lớn nhất mà cuộc sống ban cho chúng ta, tuy nhiên, cần phải cảnh giác vì có rất nhiều loại thực phẩm khi được tiêu thụ với số lượng lớn hoặc đã để lâu, sẽ gây ra một số rối loạn với các cơ quan trong cơ thể con người.
1. Sắn
Là một loại củ có hình dạng thuôn dài, lõi màu trắng. Theo nhiều thống kê trên thế giới, sắn hiện là loại lương thực chính của hàng triệu người châu Phi, châu Mỹ và châu Á. Ở nhiều quốc gia thuộc các châu lục trên, sắn được làm thành bột để làm bánh mì, bánh mì ngô ở Mexico hoặc quẩy ở Cuba.
Bản thân loại thực phẩm này rất giàu carbonhydrate và cung cấp cho cơ thể các loại vitamin B,C; kali, magiê, canxi và sắt. Mặc dù có vẻ vô hại nhưng chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề khi ăn sắn sống. Sắn sống mang nồng độ cao chất xyanua, là nguyên nhân gây nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày và thậm chí dẫn tới tê liệt toàn thân, nếu kéo dài trong vài giờ sẽ dẫn tới tử vong.
2. Cá nócTại Nhật Bản, các món ăn về loài cá này được coi là “cao lương mỹ vị” trong nền văn hóa ẩm thực của họ. Rất có khả năng các món ăn này tất ngon, nhưng không thể thưởng thức chúng ở bất cứ chỗ nào.
Để thưởng thức các món ăn về loài sinh vật biển này các vị đầu bếp phải thực hiện theo một loạt các bước nhất định trong quá trình nấu và phải rất cẩn thận trong việc chuẩn bị. Nguyên do là loài sinh vật này mang trong mình chất độc tetrodotoxin, là nguyên nhân chính gây ra chứng tê liệt một số bộ phận trên cơ thể con người, làm giảm huyết áp, tê liệt cơ bắp (chủ yếu là cơ hoành), gây khó thở, có thể dẫn đến trụy tim.
3. NấmTheo thống kê thì trên thế giới có hơn 1 triệu loại nấm, trong số đó chỉ có 70.000 loại đã các nhà chuyên gia nghiên cứu và xác định. Mặc dù có rất nhiều loại nấm được các đầu bếp sử dụng để bổ sung thêm hương vị cho các món ăn nhưng chúng ta phải biết loại nào có thể sử dụng, loại nào không.
Một số người cho rằng các loại nấm mang màu sắc tươi sáng là những loại có hại nhất, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Vì vậy, tốt nhất nên hỏi một chuyên gia về vấn đề này nếu chúng ta muốn tránh những vấn đề về tiêu hóa, buồn ngủ, sốt và nhịp tim nhanh.
4. Cá thuCó lẽ đây là loại cá phổ biến nhất và được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Thịt cá thu rất giàu protein, vitamin, khoáng chất và omega-3, giúp ngăn ngừa các vấn đề về xơ vữa động mạch, chứng nghẽn mạch và bệnh tim.
Mặc dù thịt cá thu mang lại rất nhiều lợi ích nhưng thịt cá thu đóng hộp lại mang đến nhiều rủi ro hơn bạn nghĩ do có hàm lượng thủy ngân khá cao. Phụ nữ mang thai nên tránh loại thực phẩm này, nó có thể gây ra những tổn hại không thể phục hồi tới thai nhi.
5. ỚtĐừng bao giờ nghĩ rằng “sự nguy hiểm” gặp phải khi ăn ớt chỉ là độ cay của nó. Nguyên nhân việc cái hương vị rất đặc trưng này hay làm bạn phải chảy nước mắt là trong mỗi quả ớt đều có chứa chất capxaixin, một chất hóa học mà với liều lượng lớn sẽ gây ra những vấn đề về tiêu hóa và trong nhiều trường hợp sẽ trở thành 1 loại độc tố. Ớt càng cay, chất Capsaicin càng nhiều.
===============================================
Canh chua bạc hà: Lợi hại khó lường!

Với chuyên gia trong ngành dinh dưỡng thì bạc hà - thành phần chủ yếu trong món canh chua, là món ăn làm tăng axit uric không kém gì uống... bia ! Ấy thế mà số người để ý đến “khe hở” này khi chẩn đoán và điều trị bệnh thống phong lại không nhiều.
Tác nhân gây nên chứng gout

Nhiều người nay đã hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất axit uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi thận, bệnh ngoài da... hay thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi, đau không ra đau, bệnh không hẳn bệnh. Cũng có nhiều người đã biết tại sao chất axit uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. Vì không được bài tiết kịp thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới da... làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:

* Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương

* Ăn quá nhiều chất đạm từ lòng heo, da gà, cá mòi, lạp xưởng...

* Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc

* Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp...

* Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid...

* Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang...

* Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không phải ai cũng rõ là axit uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao ngay cả ở người không phạm vào các “trường quy” vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật

Từ nhận xét là không ít bệnh nhân bị tăng axit uric thấy rõ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát lâm sàng với kết quả như sau:

Trong số 20 người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay vì bạc hà, thì tỷ lệ tăng axit uric trong máu chỉ là 15%.

Trong số 50 đối tượng có lượng axit uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!

Phân tích tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua bạc hà.

Trong nhóm thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đã bị bệnh gout với xét nghiệm sinh hoá rõ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng với món này.

Trị số xét nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng axit uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mol trở lại bình thường sau hai tuần không ăn canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.

Trên hai nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2 ngày.

Hai tháng sau khi đã điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng axit uric trong máu cho thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.
Lời kết

Canh chua bạc hà rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng axit uric trong máu.

Nhưng nếu phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha trộn độc đáo thì thà đừng là người... Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ bạc hà thì thà chọn món khác còn hơn! Nhưng chủ động giảm bớt số lần có món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đã bị bệnh gout, hay khi lượng axit uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý, là quyết định vừa chính xác vừa khôn khéo. Nhờ đó bạn vẫn còn cơ hội thưởng thức món canh chua, thay vì đến lúc nào đó vừa phải nhịn đến phát thèm vừa tốn tiền mua thuốc rồi sinh thêm bệnh... tức cành hông!
Theo BS Lương Lễ Hoàng